fbpx

Đồ chơi không thể thiếu trong ngày tết Trung thu

Do choi Trung Thu

Đồ chơi không thể thiếu trong ngày tết Trung thu

Cứ vào mỗi dịp rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á lại rộn ràng không khí của ngày tết Trung thu hay còn gọi là tết Đoàn viên hay Tết Trông trăng.

Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi

Đặc biệt là trẻ em rất háo hức đến tết Trung thu. Ở những vùng quê thì không khí này lại càng tưng bừng hơn bao giờ hết. Trong kí ức tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thì không thể không thiếu những món đồ chơi như đèn lồng hay dăm ba cái kẹo. Mỗi đứa trẻ được phát một vài cái kẹo thôi, ấy vậy mà chúng vui hết nấc. Cận ngày Trung thu, một vài đứa trẻ tụ tập nhau lại, cùng nhau làm những chiếc đèn lồng bằng giấy. Rồi sau đó, chúng chờ đến đúng ngày rằm rồi rước quanh ngõ nhà mình.

Bên cạnh đó, hoạt động phá cỗ, múa hát cũng được chúng háo hức tham gia. Đặc biệt là các hoạt động văn hóa tập thể được các bé rất hứng thú. Được lên sân khấu biểu diễn là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bé. Nụ cười các bé, sự hồn nhiên ngây thơ hiện lên rạng ngời. Đó là những giá trị truyền thống không thể thiếu ở bất cứ nơi đâu vào những dịp trung thu này.

Đồ chơi từ mặt nạ giấy

Đây là một trong những loại đồ chơi được làm thủ công. Trước ngày trung thu từ 1-2 tuần, mấy đứa nhỏ trong làng lại tụ tụp nhau cùng làm ra những chiếc mặt nạ. Chỉ đơn giản bằng những mảnh giấy tưởng chừng như vứt đi. Ấy vậy mà chúng lại vô cùng sáng tạo, tạo nên những chiếc mặt nạ với nhiều hình thù khác nhau. Đó là những những nhân vật trong truyện cổ tích hay trong phim như Thạch Sạnh, Sơn Tinh, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,..Hay là những con vật trong cuộc sống như: con trâu, con gấu, con hổ,…

Mat na giay
Mặt nạ giấy

Cách làm mặt nạ giấy

Làm mặt nạ không quá khó, nhưng đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều thời gian mới có thể hoàn thành. Để cho ra một chiếc mặt nạ hoàn thiện cần những công đoạn. Đó là tạo khuôn, phơi nắng, sơn màu. Nguyên liệu làm ra chúng cũng rất đơn giản: giấy bìa, sơn, khuôn đất.

Từ những chiếc khuôn bằng đất, người ta phải tỉ mỉ xé từng mẩu giấy nhỏ được phết hồ. Sau đó chúng được dán vào mặt trong của chiếc khuôn. Khoảng 5-6 lượt lượt dán là được. Chúng được phơi nắng 1 ngày là sẽ vẽ được.

Tiếp đến là giai đoạn vẽ sơn. Màu sơn hoàn toàn do sở thích của chúng lựa chọn. Nhưng có một điều lưu ý, đó là vẽ xong một màu thì lại đem ra phơi khô rồi mới vẽ thêm màu khác vào.

Giữ gìn và phát triển làng nghề

Nhiều làng nghề nói chung đã bị mai một. Hiện nay vẫn còn một số làng nghề vẫn còn giữ được nghề truyền thống này. Ở Hà Nội, phố Hàng Lược vẫn có một số hộ gia đình làm nghề này. Ở các địa phương khác như Làng Hao – Hưng Yên nghề làm mặt nạ này vẫn còn khá phổ biến và phát triển. Đặc biệt trong dịp lễ Trung thu, do nhu cầu tăng cao mà hàng làm không xuể. Nhiều gia đình phải thuê thêm nhiều công nhân sản xuất để “chuyên môn hóa” các công đoạn để tăng năng suất.

Mấy năm trước, mặt nạ nhựa Trung Quốc tràn vào nước ta khá nhiều. Điều này đã khiến cho thị trường mặt nạ giấy bị tụt hậu. Thế nhưng với lòng yêu nghề và giữ gìn nghề truyền thống nên nhiều gia đình vẫn duy trì đến ngày hôm nay.

Đồ chơi là đèn ông sao, đèn lồng

Mặc dù đèn lồng đã có nhiều dạng cách tân. Song, những nét văn hóa xưa kia vẫn còn được lưu truyền lại ở một số vùng miền. Cũng giống như mặt nạ giấy, đèn ông sao hay đèn lồng cũng được làm thủ công một cách tỉ mỉ. Không khó để có thể mua được một chiếc đèn lồng. 

Do choi Trung Thu
Đồ chơi Trung thu

Nhiều công đoạn mới làm ra một chiếc đèn lồng, đèn ông sao hoàn thiện

Để làm một chiếc lồng đèn giấy hoàn toàn bằng thủ công. Người thợ phải làm nhiều công đoạn chi tiết và phức tạp. Từ chẻ tre, vót tre, cắt khung, làm xương đèn, lắp cán đến in hoa văn, màu sắc trên giấy kính… mới tạo thành một chiếc lồng đèn hoàn chỉnh. Tre làm lồng đèn phải là tre già ngâm với nước muối nhiều ngày để chống mối mọt. Sau đó phơi khô, chuốt nan tùy theo kích cỡ của từng loại đèn. Giấy dán lồng đèn có nhiều màu. Khi căng ra dán người thợ cần phải khéo léo để giấy thẳng góc và không bị rách.

Những công đoạn như chẻ tre, cột khung, chuốt nan, ráp hình đã được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Đến khi nào giáp tết thì chỉ cần hoàn thiện những công đoạn cuối như dán giấy, vẽ một vài nét cho sinh động. Những chiếc đèn lồng có hình thù khác nhau, phù hợp với từng sở thích của các bạn nhỏ. Từ hình con bướm, con cá, giỏ hoa,…tất cả đều rực rỡ màu sắc. Chỉ cần lướt qua thôi cũng thấy cả một vùng sắc màu hiện lên ngộ nghĩnh.

Bài hát chiếc đèn ông sao đã in dấu vào nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam

Den ong sao
Đèn ông sao

Những chiếc đèn này không có thiết bị phát sáng hay nhạc phát ra. Nhưng chỉ với một mẩu nến thôi cũng làm cho chúng rực sáng cả con ngõ. Sáng vì những chiếc đèn lồng sau bao nhiêu ngày đã hoàn thiện. Mà sáng ở những nụ cười của các em. Chính những nụ cười ấy đã làm nên những kỉ ức trẻ thơ. Chẳng vậy mà mỗi dịp Tết trung thu trên môi trẻ lại rộn ràng khúc hát: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan !Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh”.  Nếu chẳng có những thứ này thì quả nhiên tuổi thơ bạn đã thiếu sót. 

Mặc dù đồ chơi hiện đại xuất hiện cũng khá nhiều trên thị trường. Nhưng đồ chơi truyền thống vẫn được các bạn nhỏ thích thú và lựa chọn. Một tín đáng mừng đó là thị trường có những dấu hiệu khởi sắc hơn. Những món đồ chơi truyền thống hay cách tân trở thành đồ chơi được yêu thích của trẻ nhỏ. Phần nào làm gia tăng chỗ đứng cho đồ chơi Việt.

 Dương Cafe chúc quý vị có một cái tết Trung thu thật vui vẻ bên gia đình !!